Hướng dẫn cài đặt Nginx trên CentOS 7
BÀI VIẾT

Hướng dẫn cài đặt Nginx trên CentOS 7

14.0K
author Tuấn Ngọc Nguyễn - 2021-12-29 09:29:11 (GMT+7)

Bạn không sử dụng CentOS 7?
Xem bài viết cho các distro khác

Giới thiệu

Nginx là web server mã nguồn mở, được tạo ra để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ web, reverse proxy, caching, cân bằng tải, media streaming và nhiều tính năng khác. Nginx được thiết kế để có hiệu suất và độ ổn định tối đa. Được phát hành năm 2004, đến nay Nginx đã dần thay thế web server Apache bởi các ưu điểm tuyệt vời của nó.

Ngoài phục vụ cho dịch vụ web (HTTP), Nginx còn được dùng làm reverse proxy cho email (IMAP, POP3, SMTP), đồng thời làm reverse proxy và cân bằng tải cho TCP và UDP.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Nginx trên CentOs 7.

Yêu cầu

  • Hệ thống chạy CentOS 7
  • Người dùng có quyền sudo hoặc quyền root
  • Sử dụng command-line trên terminal

Bước 1: Cài đặt Nginx

  1. Để cài Nginx trên CentOS, chúng ta sẽ cần thêm EPEL repository giúp tạo, duy trì và quản lý các gói bổ sung.
bash (non-root)
sudo yum install epel-release -y
  1. Bây giờ thì ta có thể cài Nginx và server của bạn. Thực thi lệnh sau để cài đặt Nginx:
bash (non-root)
sudo yum install nginx
  1. Khởi động nginx bằng lệnh sau:
bash (non-root)
sudo yum install nginx

Bước 2: Điều chỉnh Firewall

Bạn cần phải cấu hình tường lửa để Nginx có thể đáp ứng dịch vụ qua internet. Thông thường CentOS 7 sẽ mặc định chặn truy cập vào port 80 và 443, điều này sẽ trực tiếp chặn các traffic của Nginx. Để cho phép các traffic HTTP và HTTPS ta thực thi lần lượt các lệnh sau:

bash (non-root)
sudo firewall-cmd --permanent --zone=public --add-service=http 
bash (non-root)
sudo firewall-cmd --permanent --zone=public --add-service=https
bash (non-root)
sudo firewall-cmd --reload

Sau mỗi lệnh đều có thông báo " Success " trả về.

Bước 3: Kiểm tra web server

Nếu mọi chuyện đều thuận lợi thì bước này sẽ là bước kiểm tra xem Web Server của bạn có chạy bình thường hay không. Chúng ta sẽ check bằng systemd để đảm bảo service đang chạy:

bash (non-root)
systemctl status nginx

Nếu phần Active: của bạn đang running như mình thì mọi thứ đang chạy rồi!

Kết quả
     Loaded: loaded (/lib/systemd/system/nginx.service; enabled; vendor preset: enabled)
     Active: active (running) since Tue 2021-12-14 05:56:20 PST; 4min 27s ago
       Docs: man:nginx(8)
   Main PID: 2308 (nginx)
      Tasks: 3 (limit: 2260)
     Memory: 3.6M
     CGroup: /system.slice/nginx.service
             ├─2308 nginx: master process /usr/sbin/nginx -g daemon on; master_process on;
             ├─2309 nginx: worker process
             └─2310 nginx: worker process

Tuy nhiên, cách thiết thực nhất chính là mở trình duyệt, truy cập vào địa chỉ http://dia_chi_ip_server Nếu trang web Welcome to Nginx hiện ra, nghĩa là web server của bạn đang hoạt động.

Default Nginx Landing Page

Bước 4: Quản lý dịch vụ Nginx

Bởi vì Nginx được quản lý bằng systemd cho nên muốn điều chỉnh bạn phải sử dụng công cụ systemctl. Bây giờ chúng ta sẽ đi qua các lệnh quản lý cơ bản:

  • Khởi động Web Server
bash (non-root)
sudo systemctl start nginx
  • Dừng Web Server
bash (non-root)
sudo systemctl stop nginx
  • Restart Web Server
bash (non-root)
sudo systemctl restart nginx
  • Reload Web Server mà không mất kết nối: Thường được sử dụng trong trường hợp bạn thay đổi cấu hình và muốn Nginx cập nhật cấu hình vừa thay đổi.
bash (non-root)
sudo systemctl reload nginx
  • Bật khởi động cùng hệ thống: Thao tác này sẽ giúp Nginx tự khởi động cùng hệ thống sau khi bạn khởi động lại máy chủ.
bash (non-root)
 sudo systemctl enable nginx
  • Tắt khởi động cùng hệ thống
bash (non-root)
 sudo systemctl disable nginx
  • Kiểm tra tình trạng của web server
bash (non-root)
 sudo systemctl status nginx

Bước 5: Cấu hình server block (virtual host)

Server block trong Nginx tương tự như Virtualhost trong Apache. Server block giúp bạn khai báo và chạy nhiều website với nhiều tên miền khác nhau trên cùng một máy chủ Nginx.

Trong các thao tác dưới đây mình sẽ sử dụng tên miền your_domain.com để tạo nên một website mới.

  1. Tạo thư mực /var/www/your_domain.com/html để chứa mã nguồn website.
bash (non-root)
sudo mkdir -p /var/www/your_domain.com/html
  1. Trao quyền và chủ sở hữu cho thư mục.
bash (non-root)
sudo chown –R $USER:$USER /var/www/your_domain.com
sudo chmod –R 755 /var/www
  1. Tạo một file index.html tại /var/www/your_domain.com/html/ chứa nội dung sau:
/var/www/your_domain.com/index.html
<html>
    <head>
        <title>Server cua toi</title>
    </head>
    <body>
        <h1>Xin chao the gioi</h1>
    </body>
</html>
  1. Ta tạo một file config cho website your_domain.com
bash (non-root)
sudo nano /etc/nginx/conf.d/your_domain.com.conf

Và dán nội dung dưới đây vào:

Lưu ý: Bạn cần thay đổi your_ domain thành tên miền của bạn.

/etc/nginx/conf.d/your_domain.com.conf
server {
    listen 80;
    listen [::]:80;

    root /var/www/your_domain.com/html;

    index index.html;

    server_name your_domain.com www.your_domain.com;

    access_log /var/log/nginx/your_domain.com.access.log;
    error_log /var/log/nginx/your_domain.com.error.log;

    location / {
        try_files $uri $uri/ =404;
    }
}

  1. Sau khi lưu lại file, bạn sẽ kiểm tra config có đúng syntax hay không bằng:
bash (non-root)
sudo nginx -t

Nếu mọi thứ đều ổn thì bạn sẽ nhận output như sau:

Kết quả
nginx: the configuration file /etc/nginx/nginx.conf syntax is ok
nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test is successful
  1. Khởi động lại Web Server bằng lệnh mình đã giới thiệu ở Bước 4: Quản lý dịch vụ Nginx.
bash (non-root)
sudo systemctl restart nginx
  1. Mở trình duyệt truy cập vào website http://your_domain.com để xem kết quả. Nếu ở bước này bạn không có tên miền, bạn có thể trỏ file hosts trên máy tính của mình để truy cập. Kết quả you_domain.com

Nếu như bạn chưa đăng kí tên miền, bạn có thể cấu hình file hosts trên máy tính để có thể truy cập website trên trình duyệt. Xem thêm hướng dẫn trỏ file hosts trên máy tính.

Bước 6: Các thư mục quan trọng trong Nginx

Bạn cần phải nắm các thư mục và các file cấu hình quan trọng của Nginx. Cụ thể:

1. Nội dung mã nguồn website:

  • /var/www/html/ – Đây là thư mục chứa nội dung mã nguồn website.

2. Các thư mục và file cấu hình của Nginx:

  • /etc/nginx/ – Thư mục chứa các file cấu hình của Nginx
  • /etc/nginx/nginx.conf – File config chính Nginx.
  • /etc/nginx/sites-available/ – Thư mục chứa các file cấu hình server block.
  • /etc/nginx/sites-enabled/ – Thư mục chứa Danh sách các server blocks được kích hoạt.

3. Các file log của Nginx, bao gồm access log và error log:

  • /var/log/nginx/access.log – Chứa các lịch sử request tới Web server của bạn (Bạn có thể thay đổi việc lưu log lại hay không).
  • /var/log/ngins/error.log – Chứa các lỗi từ Nginx.

Tổng kết

Nginx khá dễ để sử dụng nhưng không thiếu phần mạnh mẽ, bạn chỉ cần một tên miền, một chút kiến thức, cho phép tường lửa là có một Web Server của mình rồi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cứ tự nhiên đặt câu hỏi ở phía dưới nhé, chúc bạn may mắn.


Bạn có làm được theo hướng dẫn này không?

Bài liên quan

Hướng dẫn cài đặt và cấu hình LEMP Stack trên CentOS 7
Hướng dẫn cài đặt và cấu hình LEMP Stack trên CentOS 7
Hướng dẫn cài đặt phần mềm thống kê web Umami trên Ubuntu 20.04
Hướng dẫn cài đặt phần mềm thống kê web Umami trên Ubuntu 20.04
Hướng dẫn cài đặt phần mềm thống kê web Ackee trên Ubuntu 20.04
Hướng dẫn cài đặt phần mềm thống kê web Ackee trên Ubuntu 20.04

Object Storage

Chuẩn S3, không giới hạn băng thông

Object Storage

Thuê Server Riêng

Chi phí thấp, cấu hình cao

Thuê Server Riêng
Thông tin tác giả
Bình luận

Tính năng đang được phát triển

Đang tải bình luận