Kiến thức

Tìm hiểu về công nghệ RAID trong lưu trữ

Lượt xem: 1,538
author Hanh Vu - 2021-08-12 11:42:06 (GMT+7)

Công nghệ RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks hoặc Redundant Arrays of Independent Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.

Một số công nghệ Raid thông dụng:  

Raid 0:

Để có thể hiểu về loại công nghệ Raid này, bạn có thể đọc ví dụ sau:

Chia làm 2 ổ cứng: Disk 1 và Disk 2. Khi đọc dữ liệu thì đồng thời cả hai ổ cứng đều hoạt động, cùng lấy ra dữ liệu A và B trên mỗi ổ cứng. Hệ điều hành sẽ tiếp nhận được nguyên vẹn nội dung dữ liệu (A + B) như nó được ghi vào. 

Ưu điểm:  tốc độ đọc và ghi dữ liệu của hệ thống RAID 0 được tăng lên gấp đôi

Nhược điểm: Nếu xẩy ra hư hỏng một trong hai ổ cứng thì dữ liệu sẽ mất toàn bộ.

Raid 1:

Lặp lại ví dụ trên, 2 ổ cứng 1 và 2 thì việc đọc ghi dữ liệu sẽ được thực hiện đồng thời trên cả 2 ổ cứng này. Như vậy dữ liệu này được cả 2 ổ cứng đồng thời lấy thành A1- A1, B1-B1 ... Như vậy, cả 2 ổ cứng đều đọc ghi dữ liệu giống nhau. 

Ưu điểm: 2 ổ cứng cùng đọc ghi chung 1 dữ liệu do đó sẽ đảm bảo về mặt an toàn dữ liệu, nếu 1 ổ bị hỏng thì ổ còn lại vẫn được lưu dữ liệu đầy đủ

Nhược điểm: Nó không tạo ra sự tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu (tốc độ đọc/ghi tương đương với chỉ sử dụng duy nhất một ổ cứng)

Raid 10:

Là loại Raid kết hợp giữ Raid 1 và Rai 0. Nhìn vào ví dụ bên dưới ta sẽ thấy rõ:

Như vậy, khi đọc ghi dữ liệu lần đầu, ổ cứng được cài Raid 0 để tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu, sau đó, mỗi ổ cứng sẽ được cài Raid 1 để tăng khả năng được dự phòng. Vậy, công nghệ Raid 10 khá là tối ưu và tận dụng những ưu điểm của cả Raid 0 và Raid 1. 

Ưu điểm: Dữ liệu được dự phòng toàn bộ.

Nhược điểm: Yêu cầu số lượng ổ cứng lớn 

Tại 123HOST, bạn có thể yêu cầu cài Raid đối với dịch vụ thuê Server riêng. Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến khích bạn sử dụng Raid 10 cho dịch vụ của mình.

Thuê server riêng tại Việt Nam

Thuê server riêng tại Việt Nam

Chỉ từ 2.200.000đ/tháng
  • Phần cứng server dòng Enterprise
  • Datacenter tại Việt Nam
  • Cam kết Uptime 99.9%
  • Có thể tùy chỉnh cấu hình server
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7
Xem chi tiết


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Khi nào nên dùng Object Storage?
author Hanh Vu 24 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
KVM là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ ảo hóa KVM
author Hanh Vu 16 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
Lợi ích của tính năng sao lưu trên NVMe VPS 
author Hanh Vu 12 Tháng bảy, 2024