Kiến thức

Uptime là gì? Cách duy trì uptime cao cho hệ thống ổn định.

Lượt xem: 943
author Vũ Mộng Như Quỳnh - 2023-12-01 15:28:04 (GMT+7)

Uptime là một thuật ngữ rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đặc biệt với các dịch vụ lưu trữ như: Web Hosting, VPS, Server,... Vậy uptime là gì? Và vì sao tỉ lệ này lại ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống? Hãy cùng 123HOST tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Uptime là gì?

Uptime có thể hiểu đơn giản là chỉ số thời gian hoạt động liên tục của một hệ thống hoặc một thiết bị.

Khi tìm kiếm một nhà cung cấp các dịch vụ lưu trữ, chúng ta thường thấy họ đề cập đến thời gian uptime. Lý do là vì Uptime cao tỷ lệ thuận với khả năng đáp ứng truy xuất dữ liệu nhanh chóng và gần như không bị gián đoạn. Ngược lại, máy chủ có thời gian uptime thấp ảnh hưởng đến khả năng đồng bộ liên tục của máy chủ. Làm giảm trải nghiệm của người dùng và hiệu suất của hệ thống.

Thời gian Uptime là một chỉ số quan trọng được các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đưa ra. Nhằm đánh giá độ tin cậy của một hệ thống hoặc thiết bị. Giúp người dùng dễ dàng nhận định dược chất lượng dịch vụ của họ.

(Theo Wikipedia)

Công thức tính Uptime

Đơn vị tính tỉ lệ Uptime là phần trăm. Được tính bằng cách: Uptime = thời gian hoạt động bình thường / tổng thời gian hoạt động * 100%.
Ví dụ
: 1 tháng có 30 ngày, tổng thời gian hoạt động bình thường của hệ thống là 719,5 giờ. Tổng thời gian trong tháng đó là 720 giờ. Vậỵ ta có công thức:
Uptime = 719,5 / 720 * 100% = 99,9%. Điều này có nghĩa là trong tháng đó, hệ thống hoạt động được 99,9% thời gian và bị gián đoạn trong 0.07% thời gian.

Đây cũng là tỉ lệ uptime thực tế tại 123HOST đối với các dịch vụ lưu trữ như Hosting, VPS, Server,... Với tỉ lệ phần trăm cao đạt mức 99.9%, 123HOST tự tin mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng và giữ cho doanh nghiệp luôn hoạt động mượt mà.

Tại sao uptime lại quan trọng?

Uptime quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của một hệ thống hoặc thiết bị, bao gồm:

  • Hiệu suất: Uptime cao chứng tỏ hệ thống hoạt động ổn định. Hiệu suất chắc chắn sẽ tốt hơn một hệ thống bị gián đoạn thường xuyên.
  • Khả năng sử dụng dữ liệu: Một hệ thống hoạt động ổn định sẽ đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu trên hệ thống. Bất kỳ khi nào, các dữ liệu quan trọng cũng dễ dàng được truy cập, trích xuất.
  • Tăng độ tin cậy: Uptime cao tạo ra độ tin cậy và gắn kết với khách hàng. Thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với đối tác, nhà đầu tư. Nếu uptime của bạn thấp, khách hàng có thể sẽ không hài lòng. Từ đó chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
  • Chi phí: Hệ thống hoạt động ổn định sẽ giúp giảm chi phí bảo trì và khắc phục sự cố.

Thuê server riêng tại Việt Nam

Thuê server riêng tại Việt Nam

Chỉ từ 2.200.000đ/tháng
Khuyến mãi: Giảm -15%
  • Phần cứng server dòng Enterprise
  • Datacenter tại Việt Nam
  • Cam kết Uptime 99.9%
  • Có thể tùy chỉnh cấu hình server
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7
Xem chi tiết

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của dịch vụ

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến Uptime của một hệ thống hoặc thiết bị:

  • Phần cứng: Quá trình hoạt động của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng và hiệu suất của các thiết bị phần cứng. Cụ thể như máy chủ, bộ định tuyến, ổ cứng, bộ nhớ, và các thành phần khác. Phần cứng chất lượng kém có thể dẫn đến các sự cố và gián đoạn.
  • Phần mềm: bao gồm hệ điều hành, ứng dụng, và các công nghệ khác. Phần mềm lỗi cũng dẫn đến các sự cố gây gián đoạn.
  • Cấu hình: Sai cấu hình hệ thống hoặc thiếu dung lượng lưu trữ, băng thông,... có thể gây ra downtime.
  • Môi trường vận hành: Các yếu tố như mạng, hệ thống làm mát, nguồn điện,... ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành hệ thống. Hoạt động trong môi trường không tốt hệ thống dễ bị chập chờn và downtime.
  • Người dùng: Nếu không tuân theo các quy trình vận hành đúng cách có thể dẫn đến các sự cố và gián đoạn.

Biện pháp duy trì uptime cao cho hệ thống luôn ổn định.

  • Giám sát hệ thống: Các hệ thống giám sát giúp theo dõi hiệu suất của hệ thống và phát hiện sớm các bất thường. Phòng khi hệ thống gặp vấn đề sẽ được phát hiện ngay và có biện pháp kịp thời.
  • Bảo trì, nâng cấp hệ thống định kỳ: Bảo trì bao gồm việc cập nhật phần mềm, kiểm tra phần cứng, xác minh cấu hình và làm sạch hệ thống. Đảm bảo các quy trình bảo mật và bảo vệ dữ liệu được thực hiện đúng cách.
  • Kiểm tra cấu hình: Kiểm tra cấu hình và khả năng chịu tải thường xuyên. Để đảm bảo không xảy ra những tình huống cực đoan.
  • Tạo môi trường vận hành phù hợp: Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mạng,... Góp phần lớn ảnh hưởng đến độ ổn định của hệ thống. Cần tạo môi trường phù hợp hoặc chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
  • Quản lý sự cố: Đào tạo nhân viên về cách vận hành hệ thống, khắc phục sự cố đúng cách.
  • Sao lưu và phục hồi: Có kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu cẩn thận và đầy đủ. Điều này giúp khôi phục hệ thống nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.

Cloud VPS giá rẻ

Cloud VPS giá rẻ

Chỉ từ 120.000đ/tháng
  • Control panel full tính năng
  • Ổn định cao với uptime 99.9%
  • Tích hợp sẵn tường lửa chống tấn công DDoS
  • Tặng kèm Web Anti DDoS khi thanh toán 1 năm
  • Tặng thêm RAM khủng
Xem chi tiết

Kết luận

Uptime là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ tin cậy của hệ thống hoặc thiết bị. Biết cách phối hợp các biện pháp cần thiết, bạn có thể giúp duy trì uptime cao cho hệ thống. Đảm bảo hệ thống luôn ở mức ổn định cao nhất.


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Memcached là gì? Ưu và nhược điểm của Memcached
author Nguyễn Huỳnh Bảo Nguyên 23 Tháng hai, 2024

KIẾN THỨC
Bí quyết chọn NVMe Hosting cho Website doanh nghiệp
author Nguyễn Huỳnh Bảo Nguyên 23 Tháng hai, 2024

KIẾN THỨC
DirectAdmin là gì? Những điều cần biết về Direct Admin?
author Lưu Thị Hoàng Trâm 18 Tháng ba, 2024
Liên hệ chúng tôi