Kiến thức

Pro-rata billing là gì? những kiến thức cần biết về cách tính pro rata

Lượt xem: 4,712
author Trần Thị Thu Bông - 2022-05-04 13:38:13 (GMT+7)

Bạn đang thắc mắc làm sao để có thể kiểm soát được các hoá đơn nếu không cùng chu kỳ thanh toán với nhau? Bạn nghe nhiều đến thuật ngữ Prodata billing, nhưng không hiểu nó là gì? Cùng tìm hiểu bài viết hôm nay để giải đáp vấn đề trên nhé. 

Định nghĩa Prorata billing 

Prorata billing hay còn gọi là hoá đơn thanh toán theo tỷ lệ,  là hóa đơn được làm tròn theo một mốc thời gian cố định nhằm giải quyết việc quản lý hóa đơn một cách hiệu quả, giúp đồng bộ thời gian thanh toán của nhiều gói dịch vụ khác nhau, về cùng một ngày đồng nhất cho hệ thống hoá đơn của dịch vụ.

Những kiến thức cần biết về cách tính prorata billing

Hóa đơn thanh toán dạng Prorata sẽ đồng nhất các hoá đơn của nhiều gói dịch vụ về cùng 1 ngày thanh toán từ đó việc quản lý các hoá đơn sẽ trở nên đơn giản hơn, tránh rủi ro gián đoạn dịch vụ nếu bạn sơ xuất quên gia hạn hoá đơn nào đó. Việc sử dụng thanh toán hoá đơn dạng prorata giúp bạn quản lý chi phí tốt hơn và tiết kiệm khá nhiều thời gian khi thanh toán dịch vụ.


Khi bạn đăng ký dịch vụ sử dụng thanh toán theo tỷ lệ, hoá đơn của tháng đầu tiên bạn sẽ thấy rằng hoá đơn đó sẽ được tính dựa trên số ngày giữa ngày đăng ký của bạn và ngày của chu kỳ thanh toán hoá đơn này. Đây được gọi là chi phí thanh toán theo tỷ lệ. 
Các hoá đơn gia hạn sau này sẽ hiển thị toàn bộ số tiền theo chi phí hằng tháng, trừ khi bạn thực hiện thêm các phí dịch vụ bổ sung đối với tài khoản của mình.

Ví dụ 

Ví dụ đối với WordPress Hosting, lấy mốc pro rata là ngày 27, và bạn đăng ký dịch vụ WordPress hosting hạn 12 tháng có giá trị hợp đồng là 1,440,000 VND vào ngày 14/07/2022. Vậy chi phí trên hóa đơn của bạn sẽ được tính như thế nào?

  • Chi phí dịch vụ 1 năm (27/07/2022 – 27/07/2023): 1,440,000 VND
  • Chi phí cung cấp dịch vụ từ ngày đăng ký (ngày 14/07/2022) tới ngày mốc thanh toán gần nhất (ngày 27 trong tháng - 27/7, bắt đầu từ ngày 14 và kết thúc vào đầu ngày 27) là 13 ngày. Chi phí dịch vụ 13 ngày này (Prorata fee) được tính như sau: (1,440,000 / 365)*12 = 47,342 VND.
  • Chi phí thanh toán lần đầu là: 1,440,000 + 47,342 VND = 1,487,342 VND (chưa bao gồm 10% VAT).

Vậy, trong lần thanh toán đầu tiên, bạn phải thanh toán số tiền từ ngày 14/7/2022- 27/7/2023 với chi phí:  1,487,342 VND

Những lần thanh toán tiếp theo,từ 27/7/2023 trở về sau, bạn chỉ thanh toán số tiền 1,440,000 VND/lần thanh toán. 

Với cách tính này, sau khi thanh toán lần đầu, thì lần thanh toán gia hạn tiếp theo của bạn là ngày 27/7/2023 (đồng thời ngày hết hạn dịch vụ của bạn cũng là ngày 27/7 hàng năm). Hóa đơn kế tiếp có giá trị đúng bằng với chi phí dịch vụ WordPress Hosting thời hạn 12 tháng 1.440.000 VND.

Lời kết

Prorata billing hiện đang là một trong những phương pháp tính hóa đơn được nhiều đơn vị áp dụng bởi lợi ích mà nó mang lại. Thanh toán dạng prorata sẽ đồng nhất các hoá đơn của nhiều gói dịch vụ về cùng 1 ngày thanh toán từ đó việc quản lý các hoá đơn sẽ trở nên đơn giản hơn, tránh gián đoạn dịch vụ khi bạn sơ xuất quên gia hạn hoá đơn nào đó. Hiện tại 123HOST đang áp dụng cách tính này cho một số dịch vụ đặc thù như CDN với mục đích đồng bộ hóa đơn và theo dõi lưu lượng truy cập cho khách hàng. Chúng tôi hi vọng, với bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về Prorata billing. 


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Khi nào nên dùng Object Storage?
author Hanh Vu 24 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
KVM là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ ảo hóa KVM
author Hanh Vu 16 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
Lợi ích của tính năng sao lưu trên NVMe VPS 
author Hanh Vu 12 Tháng bảy, 2024