Kiến thức

Hosting là gì và kiến thức cần biết về hosting

Lượt xem: 1,651
author Hanh Vu - 2020-12-18 15:46:14 (GMT+7)

Trong giai đoạn bùng nổ và phát triển của ngành công nghệ thông tin, người dùng không còn quá xa lạ với thuật ngữ “ hosting”. Tuy nhiên, nếu bạn mới bước đầu tìm hiểu và muốn hệ thống hoá lại kiến thức của mình thì thật tuyệt, vậy hosting là gì? bài viết hôm nay sẽ giúp bạn làm điều đó. 

Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…, bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Hiểu một cách đơn giản, nếu website của bạn là một ngôi nhà, thì Hosting là mảnh đất chứa ngôi nhà đó. 

Các thông số trong Hosting: 

  • Dung lượng: Là không gian trên hosting để lưu trữ dữ liệu.
  • Băng thông: Bandwidth là tốc độ truyền tải dữ liệu của đường truyền. Băng thông được đo bằng đơn vị bit/giây.
  • PHP:  là một ngôn ngữ lập trình chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở 
  • Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • RAM: Bộ nhớ đệm
  • Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
  • Park domain
  • Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
  • FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting
  • Hệ điều hành (OS) của máy chủ hiện tại có hai loại OS thông dụng là hosting Linux và hosting Windows.

Nên chọn hosting tại Việt Nam hay quốc tế? 

Đây là câu hỏi thường được hỏi tại khắp các diễn đàn về hosting. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ nhu cầu của mình. Nếu quyết định chọn Hosting nước ngoài, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho nhiều vấn đề liên quan đến support và đường truyền. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để chọn một nhà cung cấp mà quá khác biệt về ngôn ngữ không? Bạn có chắc chắn rằng những thông tin bạn truyền tải sẽ được nhà cung cấp hiểu đúng không? Một điều nữa, khi bạn sử dụng hosting nước ngoài hãy sẵn sàng cho những lần đứt cáp làm ảnh hưởng đến website của bạn.

Đối với hosting tại Việt Nam, bạn không gặp những vấn đề trên, ngược lại đôi khi bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu tìm được một nhà cung cấp chất lượng, uy tín. Hiện nay, luật an ninh mạng Việt Nam cũng đã có quy định rõ ràng về việc các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam (Khoản 3, Điều 26 Luật ANM). Thiết nghĩ, bạn cũng có câu trả lời cho vấn đề này. 

Lưu ý khi chọn hosting: 

  • Nên chọn nhà cung cấp có uy tín: Nhà cung cấp uy tín thường là những đơn vị có thâm niên hoạt động lâu năm, bởi họ có kinh nghiệm về triển khai, xử lý, hỗ trợ khách hàng tốt nên mới có thể tồn tại trong một thời gian lâu đến thế giữa nhiều nhà cung cấp hosting khác nhau.  
  • Chú ý đến phần cấu hình bởi cấu hình quyết định hiệu năng của dịch vụ.
  • Phải có hệ thống chống DDoS để chống những đợt tấn công từ đối thủ vì hiện nay tấn công theo hình thức này diễn ra rất thường xuyên và phổ biến. Không phải nhà cung cấp nào cũng sẵn lòng bảo vệ bạn miễn phí trước những lần tấn công đó. Cách họ xử lý có thể là khoá dịch vụ của bạn để tránh ảnh hưởng những khách hàng khác trên cùng Server. Vì vậy, mặc dù ít được để ý nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ qua tiêu chí này khi chọn thuê hosting.
  • Backup dữ liệu miễn phí: Dữ liệu là thứ vô cùng quan trọng đối với mỗi người dùng, vì vậy hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp bạn thuê sẽ hỗ trợ bạn miễn phí vấn đề này.
  • cPanel: Hiện nay hầu như người dùng trên toàn thế giới đều biết đến và sử dụng rộng rãi Cpanel, một hệ thống quản trị web hosting trên nề tảng Linux. Bởi hệ thống này dễ dùng và có nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng trên Internet.
  • Support 24/7: Không một ai có thể chắc chắn về việc dịch vụ của họ không xảy ra sự cố. Hãy chọn một nhà cung cấp mà tại đó bạn được hỗ trợ nhiệt tình bất cứ lúc nào. Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản cả về nghiệp vụ lẫn thái độ phục vụ là điều kiện quyết định sự gắn bó của bạn với một nhà cung cấp.

Trên đây là những chia sẻ về Hosting- một loại hình lưu trữ phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần hỗ trợ tốt cho bạn trong việc tìm kiếm và sử dụng Hosting. 


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Khi nào nên dùng Object Storage?
author Hanh Vu 24 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
KVM là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ ảo hóa KVM
author Hanh Vu 16 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
Lợi ích của tính năng sao lưu trên NVMe VPS 
author Hanh Vu 12 Tháng bảy, 2024