Kiến thức

CDN là gì? Và những điều cần biết về CDN

Lượt xem: 1,069
author Huỳnh Thị Thu Trang - 2022-04-19 12:56:07 (GMT+7)

Bạn lướt Facebook, bạn nghe nhạc, xem phim hay thậm chí tải một video từ Youtube về máy tính cá nhân rất nhanh, thế bạn có bao giờ thắc mắc vì sao các máy chủ chứa Facebook, Youtube đặt tại nước ngoài nhưng khi bạn truy cập từ Việt Nam vẫn có tốc độ nhanh như vậy không? Bỏ qua yếu tố về gói cước mạng/ wifi mà bạn đang sử dụng thì CDN chính là giải pháp bạn đã và đang tiếp cận hằng ngày trong các hoạt động quen thuộc trên. Vậy CDN là gì? Và những điều bạn cần biết về CDN là gì?

CDN là gì?

CDN được viết tắt từ Content Delivery Network, đây là mạng lưới gồm nhiều máy chủ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn cầu. CDN làm nhiệm vụ lưu trữ bản sao của các dữ liệu tĩnh bên trong website, sau đó phân phối dữ liệu này cho các máy chủ PoP và cuối cùng các máy chủ PoP sẽ phân phối dữ liệu cho người truy cập có vị trí địa lý gần nhất.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau, nếu máy chủ được xem như kho chứa tất cả hàng hoá để cung cấp cho khách hàng thì CDN sẽ hoạt động như những trạm trung chuyển giúp việc giao hàng hoá đến tay khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn.

Những điều cần biết về CDN

Trong giải pháp CDN các máy chủ trạm được gọi là PoP (Point of Presence) hay CDN PoP và chúng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn thế giới. Các máy chủ PoP sẽ lưu nội dung của website trên bộ nhớ của mình và làm mới thường xuyên. Khi có người dùng A gửi yêu cầu đến website B thì PoP ở vị trí gần nhất sẽ lập tức nhận yêu cầu và phân phối nội dung đến người dùng A thay vì yêu cầu được gửi đến máy chủ đang chứa website B đặt tại vị trí rất xa người dùng A.

Nhờ vào cơ chế hoạt động trên CDN PoP mang trọng trách chính giúp giảm độ trễ truyền tải nội dung từ website đến với người truy cập và thông thường, mỗi CDN PoP sẽ chứa nhiều máy chủ và không có một giới hạn nào về số lượng vị trí PoP trong giải pháp CDN.

Hiện tại, 123HOST cung cấp giải pháp CDN với hơn 94 PoPs đặt tại 54 quốc gia khác nhau phục vụ hơn 280.000 request/s với tổng thông lượng mạng toàn cầu lên đến 80Tbps.

Dịch vụ CDN

Dịch vụ CDN

Chỉ từ 180đ/GB
  • Độ trễ trung bình < 29ms
  • 94+ PoPs trên toàn thế giới
  • 80 Tbps+ Global Network
  • SmartEdge - định tuyến thông minh
Xem chi tiết

Để đảm bảo người truy cập luôn được phân phối nội dung từ PoPs gần nhất thì SmartEdge được ra đời, đây một công nghệ định tuyến giúp nhận diện được PoPs có khoảng cách gần người truy cập nhất. SmartEdge được xem là công nghệ tiên tiến và cao cấp. 

Đối với giải pháp CDN ổ cứng cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo độ trễ mili giây khi bạn truyền tải các tệp tin. Ổ cứng NVMe + SSD chính là loại ổ cứng tốt nhất hiện nay được 123HOST lựa chọn để triển khai cho các máy chủ CDN. 

Tích hợp chống tấn công DDoS là một lợi thế mà 123HOST ưu ái dành cho khách hàng khi sử dụng giải pháp CDN, bởi khi vận hành một website lớn, có lượt truy cập nhiều đến từ khắp nơi trên thế giới thì việc bị tấn công là điều không thể tránh khỏi. Khi được tích hợp Anti DDoS website và nội dung của bạn sẽ được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DDoS như UDP Flood, ICMP Flood, NTP Amplification, DNS Amplification, SYN Flood. An tâm vận hành website mà không lo ngại tình trạng downtime.

Cuối cùng, giải pháp CDN cần tương thích với hầu hết các mã nguồn website phổ biến nhất hiện nay như: WordPress, Magento, Drupal, CS-Cart, OpenCart và Laravel. Dễ dàng tích hợp trên mọi website và CMS chỉ mất 5 phút!

Kết luận

Mặc dù giải pháp CDN mang lại rất nhiều hữu ích như tăng tốc website, cân bằng mức độ sử dụng băng thông, cải thiện bảo mật,... nhưng không phải website nào cũng cần sử dụng giải pháp này. 123HOST muốn nhấn mạnh rằng, CDN chỉ thật sự hữu ích khi:

  • Website có nhiều lượt truy cập đến từ nhiều nơi trên thế giới.
  • Lượng truy cập lớn và cần sử dụng nhiều băng thông.
  • Máy chủ gốc đặt ở xa người dùng.

Nếu website của bạn đang thuộc một trong số trường hợp trên thì đăng ký ngay dịch vụ CDN của 123HOST để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp trên cả tuyệt vời này.


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Khi nào nên dùng Object Storage?
author Hanh Vu 24 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
KVM là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ ảo hóa KVM
author Hanh Vu 16 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
Lợi ích của tính năng sao lưu trên NVMe VPS 
author Hanh Vu 12 Tháng bảy, 2024