Kiến thức

Transactional email là gì và nó được sử dụng để làm gì?

Lượt xem: 2,855
author Bùi Tấn Việt - 2024-04-29 13:58:34 (GMT+7)

Trong thế giới email, transactional email là một định nghĩa về dịch vụ email rất phổ biến, vậy transactional email là gì và nó khác với các loại email khác như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết này nhé.

Transactional email là gì?

Transactional email là các email được gửi đi để phản hồi lại hành động mà người dùng thực hiện trên trang web hoặc ứng dụng của bạn. Chúng chứa dữ liệu hoặc nội dung dành riêng cho người dùng đó và thường được gửi cho từng cá nhân một. Thông thường bao gồm các mục đích sau:

  • Email đặt lại mật khẩu
  • Email tạo tài khoản
  • Email chào mừng
  • Xác nhận vận chuyển
  • Hóa đơn thanh toán
  • Biên lai mua hàng
  • Email xác nhận đơn hàng
  • Thông báo thanh toán thất bại

Nói chung, người nhận mong đợi nhận được Transactional email; và trong nhiều trường hợp, họ sẽ chủ động làm mới hộp thư đến của mình cho đến khi có thư đến.

Transactional email và Email Marketing

Transactional email chứa nội dung dành riêng cho người dùng và thường được gửi lần lượt cho từng cá nhân. Trong khi email  marketing (hay còn gọi là email tiếp thị) là email quảng cáo, quảng bá được gửi hàng loạt cùng một thông điệp tới nhiều người nhận cùng một lúc.

Các loại email marketing phổ biến nhất bao gồm:

  • Bản tin
  • Ưu đãi trong thời gian có hạn
  • Chiến dịch bán hàng
  • Thông báo sự kiện
  • Voucher và quà tặng

Hầu hết các doanh nghiệp đều gửi cả Transactional email và email marketing. Đồng thời dựa vào sự kết hợp giữa tự động hóa và thủ công để gửi email bằng CRM, dịch vụ gửi email chuyên nghiệp để thường xuyên kết nối với khách hàng của họ. Cũng có thể kết hợp các thông điệp marketing, bán hàng và giao dịch trong một nền tảng.

Bạn có thể thấy sự khác biệt được tóm tắt trong hình ảnh này:

Transactional email được sử dụng để làm gì? 5 trường hợp sử dụng phổ biến

Transactional email là nền tảng của hầu hết các hoạt động kinh doanh trực tuyến, kết nối chúng với người dùng và khách hàng cá nhân. 

Những email này thường được gửi tự động, tuy nhiên chúng rất quan trọng so với website hoặc ứng dụng của bạn. Dưới đây là phân loại Transactional email một cách dễ hiểu nhất:

1. Email giúp quản lý tài khoản người dùng và thông tin đăng nhập
2. Email liên quan trực tiếp đến quy trình thanh toán
3. Email được kích hoạt bởi các sự kiện cụ thể
4. Email  cung cấp nội dung mà người dùng yêu cầu
5. Email cung cấp thông tin cập nhật và thông tin chi tiết hữu ích về việc sử dụng sản phẩm

1. Email giúp quản lý tài khoản người dùng và thông tin đăng nhập

Ví dụ: Email thông báo tạo tài khoản thành công, email chào mừng , đặt lại mật khẩu, kích hoạt 2FA, thông báo về lần đăng nhập mới, thêm người dùng mới...

Danh mục Transactional email này bao gồm các thông báo được gửi tới người dùng khi họ tạo và quản lý tài khoản. Những email này bao gồm: thông báo chào mừng ban đầu mà người dùng nhận được khi đăng ký, hoặc email đặt lại mật khẩu...

Một ví dụ về Transactional email được sử dụng để đặt lại mật khẩu tài khoản

2. Email liên quan trực tiếp đến quy trình thanh toán

Ví dụ: Hóa đơn, biên lai, thanh toán không thành công, nâng cấp/hạ cấp/hủy/gia hạn đăng ký.

Transactional email liên quan đến giao dịch là một trong những hình thức gửi email rất phổ biến. Ví dụ: khi khách hàng mua hàng trực tuyến, họ thường sẽ nhận được email xác nhận đơn hàng. Sau khi thanh toán thành công họ cũng sẽ nhận được email xác nhận. Hoặc khi dịch vụ được kích hoạt, họ cũng sẽ nhận được mail thông báo.

3. Email được kích hoạt bởi các sự kiện cụ thể

Ví dụ: Thông báo về bình luận (comments) trên website , lời nhắc sự kiện, thông báo lịch, xác nhận thông tin vận chuyển (shipping).

Các loại Transactional email này tương tự như thông báo đẩy trên điện thoại di động nhưng thay vào đó chúng xảy ra trong hộp thư đến email.

4. Email cung cấp nội dung người dùng yêu cầu

Những loại Transactional email này chứa thông tin mà người dùng đã yêu cầu rõ ràng như một phần của trải nghiệm sản phẩm hoặc trang web của họ. Có hàng trăm yêu cầu có thể thuộc danh mục này như yêu cầu xuất file Excel, CSV, PDF gửi qua mail....

Một ví dụ về Transactional email được kích hoạt bởi người dùng yêu cầu xuất dữ liệu

Một ví dụ về email giao dịch được sử dụng để gửi tài liệu .pdf

5. Email cung cấp thông tin cập nhật hữu ích và thông tin chi tiết về cách sử dụng sản phẩm

Ví dụ: tóm tắt, báo cáo, tóm tắt

Danh mục này bao gồm các bản tin tóm tắt, báo cáo và thông báo dành cho những người dùng muốn cập nhật các thông báo quan trọng qua email. Một số email này có thể là nhật ký đơn giản về các sự kiện đã xảy ra trong một khung thời gian cụ thể (ví dụ: thông tin hoạt động tài khoản hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng).

Làm gì khi Transactional email bị vào Spam box

Như chúng ta thấy, Transactional email rất quan trọng, nếu email này bị gửi vào spam, có thể sẽ gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng của bạn. 

Giải pháp để chống transactional email vào spam là sử dụng dịch vụ Email Relay của bên thứ ba. Dịch vụ email relay của 123HOST giúp gửi email tin cậy, nhanh chóng và vào inbox 99.9%, giúp việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn.

Email Relay

Email Relay

Chỉ từ 62.000đ/tháng
  • Độ tin cậy cao với 99.9% khả năng vào inbox
  • Multi Datacenter, tốc độ nhanh dự phòng cao
  • Tích hợp được với Hosting, VPS, Server, Cloud
  • Hỗ trợ cài đặt, cấu hình
Xem chi tiết

Kết luận

Transactional email là loại hình gửi email rất phổ biến hiện nay. Các website/ ứng dụng cần sử dụng dịch vụ email relay để đảm bảo transactional email được gửi vào inbox, tăng tỉ lệ người dùng đọc mail cũng như giữ cho ứng dụng của bạn hoạt động một cách trơn tru và tin cậy. 

Theo Postmarkapp


Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan


KIẾN THỨC
Khi nào nên dùng Object Storage?
author Hanh Vu 24 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
KVM là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ ảo hóa KVM
author Hanh Vu 16 Tháng bảy, 2024

KIẾN THỨC
Lợi ích của tính năng sao lưu trên NVMe VPS 
author Hanh Vu 12 Tháng bảy, 2024