Hướng Dẫn Backup và Restore trên MongoDB

Chào Mọi Người.

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người Backup và Resotre Mongo Database  trên CentOS 7.

Backup.

Đối với backup Mongo database ta sẽ sử dụng câu lệnh mongodump có sẵn khi mongodb được cài đặt.

Về cơ bản để backup, ta sẽ sử dụng câu lệnh sau :

mongodump -d { tên database } -o { thư mục dùng để lưu trữ database backup }

Ví dụ ta backup database demo vào thư mục /root/demo bằng mongodump:

mongodump -d demo -o /root/demo

Ngoài ra sẽ có thêm một số tùy chọn nữa như :

–p={Port}: Port dùng để kết nối tới MongoDB trong trường hợp MongoDB đã được đổi Port

–quiet : Quá trình backup sẽ được diễn ra mà output sẽ không được in ra màn hình.

–host={hostname}:{port} hoặc -p={hostname}:{port} : Tùy chọn này giúp MongoDB kết nối tới một Server khác và dump database ở Server đó ra. Tùy chọn này thường được dùng với tùy chọn “–username” và “–password”.

-collection=<collection> hoặc -c=<collection> : Tùy chọn giúp backup một collection từ database.

–username={tài khoản} hoặc -u={tài khoản} : Tên tài khoản được dùng để kết nối với MongoDB trong trường hợp MongoDB được cài đặt bảo mật.

–password={mật khẩu} hoặc -p={mật khẩu} : Password cho tài khoản khi sử dụng tùy chọn “–username”.

Mọi người có thể đọc thêm tại đây để xem được hết những tùy chọn của Mongodump.

Ví dụ mình backup database demo vào thư mục /root/demo2 với tùy chọn –quiet để Mongo không in output ra màn hình và tùy chọn –port.

mongodump -d demo -o /root/demo2 --quiet --port=27017

Restore.

Tương tự với backup, đối với restore ta sẽ sử dụng câu lệnh “mongorestore”.

Câu lệnh cơ bản sẽ như như sau :

mongorestore -d { tên database} -d {thư mục database restore}

Ví dụ, ta cần restore database với tên là demo và thư mục chứa database để restore là /root/demo.

mongorestore -d demo /root/dbdemo

Tương tự với với mongodump ta sẽ có các tùy chọn.

–p={Port}: Port dùng để kết nối tới MongoDB trong trường hợp MongoDB đã được đổi Port

–quiet : Quá trình Restore sẽ được diễn ra mà output sẽ không được in ra màn hình.

–host={hostname}:{port} hay -p={hostname}:{port} : Tùy chọn này giúp MongoDB kết nối tới một Server khác và restore database vào Server đó. Tùy chọn này thường được dùng với tùy chọn “–username” và “–password”.

–username={tài khoản} hay -u={tài khoản} : Tên tài khoản được dùng để kết nối với MongoDB trong trường hợp MongoDB được cài đặt bảo mật.

–password={mật khẩu} hay -p={mật khẩu} : Password cho tài khoản khi sử dụng tùy chọn “–username”.

–collection=<collection> hay -c=<collection>: Dùng để Import một Collection vào database.

Mọi người có thể tìm hiểu thêm các tùy chọn về Mongorestore tại đây.

Như vậy là mình đã chia sẻ xong cách cách backup và restore Mongo Database trên CentOS  theo kinh nghiệm của mình, cảm ơn mọi người đã theo dõi hết bài viêt.

Tagged:

Rate This Article