Hướng dẫn dùng Resource Usage để theo dõi và quản lý tài nguyên hosting.
Đôi khi trong quá trình sử dụng hosting có lúc chúng ta nhận thấy hosting bị truy cập chập chờn hoặc khó truy cập vào website. Khi gặp những hiện tượng trên có thể hosting của chúng ta đã sử dụng hết tài nguyên hoặc bị tấn công ddos. Để xem tình trạng tài nguyên ta có thể dùng công cụ Resource Usage để theo dõi và quản lý được các nguồn tài nguyên trên hosting như RAM, CPU, Bandwith,….
Đến với bài viết này kỹ thuật sẽ hướng dẫn dùng công cụ resource usage để theo dõi kiểm tra và quản lý tài nguyên trên hosting.
Bước đầu tiên ta đăng nhập vào hosting và chọn vào biểu tượng “Resource Usage”
Tiếp theo ta chọn vào [Current usage] để hiển thị chi tiết biểu đồ tài nguyên hosting đang dùng.
Ở mục timeframe ta có thể giới hạn thời gian hệ thống ghi lại quá trình sử dụng tài nguyên của hosting.
Ở bài viết này ta sẽ chọn khung thời gian ghi lại là 4 giờ, nên ta chọn “last 4 hours”
Ý nghĩa của các thông số hiển thị trong bảng như sau:
- CPU Usage: Mức CPU mà hosting sử dụng (Đo bằng %)
- Physical memory usage: Mức RAM hosting đã sử dụng (Đo bằng GigaByte).
- Input/Output Usage: Lượng băng thông hosting sử dụng (Đo bằng m/s)
- Entry Process: Tiến trình đang xử lý
- Process: tiến trình đang chạy ngầm.
- Faults: tiến trình bị lỗi.
Đối với các thông số trên ta có thể quan sát để theo dõi quá trình hoạt động của hosting khi gặp những vấn đề như truy cập chậm hoặc chập chờn. Dựa vào những thông số ta có thể phần nào biết được nguyên nhân gây ra lỗi trên hosting là do bị tấn công ddos hay bị lỗi các tiến trình xử lý hoặc do bộ mã nguồn bị nhiễm mã độc.
Không chỉ có biểu đồ dạng hình học, Resource Usage còn thống kê theo dạng khung, liệt kê theo từng giờ để ta có thể theo dõi và kiểm tra chính xác hơn.
Đến đây các bạn có thể dùng công cụ Resource Usage để thường xuyên theo dõi và quản lý hosting của mình một khách khoa học hơn và chính xác hơn. Đồng thời dựa vào các biểu đồ ghi lại nhật ký thời gian thực ta có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn DDOS để hạn chế mức thiệt hại tối thiểu.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết.
Chúc các bạn thành công!
Leave A Comment?